Friday, 10/05/2024 - 19:27|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Tân Châu

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH, ĐUỐI NƯỚC TRONG TRẺ EM, HỌC SINH

Tài liệu đính kèm: Tải về

Kính gửi: Các bậc Phụ huynh học sinh!

Thân gửi: Các em học sinh yêu quý!

Kết thúc năm học, các em học sinh được nghỉ hè, cũng là lúc các em trở về tham gia các hoạt động cùng gia đình, với cộng đồng. Thời gian này, tai nạn thương tích (TNTT) và đuối nước là nỗi lo lắng không chỉ của cha mẹ, thầy cô mà còn là nỗi lo chung của toàn xã hội. Để đảm bảo an toàn cho học sinh trong những ngày nghỉ hè, nhà trường mong muốn quý phụ huynh học sinh hãy chú ý quan tâm hướng dẫn con một số việc sau:

          I. Phòng chống tai nạn, thương tích.

1. Phòng ngừa tai nạn giao thông:  không cho trẻ chạy ra đường chơi; hướng dẫn các con thực hiện luật an toàn giao thông.

2. Phòng ngừa bỏng, điện giật: 

- Gia đình luôn kiểm tra các đồ dùng bằng điện, hệ thống điện phải an toàn, không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao.

- Không để trẻ sử dụng bàn là, đồ đun nấu bằng điện; không cho trẻ cắm bất cứ vật gì vào ổ cắm điện vì có thể bị điện giật hoặc gây hỏa hoạn. Khi bật công tắc điện cần giữ tay thật khô và đi dép.

- Không được leo lên hàng rào quanh một trạm biến áp điện hay cột điện

- Không thả diều gần đường dây điện hoặc trạm biến áp, dây diều phải là dây dù; không bao giờ đi gần một dây điện bị đứt, nhất là vào lúc trời mưa.

- Không cho trẻ sử dụng lửa và tránh xa nguồn lửa.

3. Phòng ngã: Sân, nền nhà cần bằng phẳng và không bị trơn trượt; cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can; không cho trẻ chơi gần những nơi không an toàn như tường nhà có nguy cơ sập xuống; không để trẻ leo trèo.

4. Cách phòng tránh Động vật cắn: Ong đốt, Rắn cắn, chó mèo cắn,…

- Không được nghịch tổ ong, không trêu chọc chó, mèo và các vật nuôi, không chơi gần các bụi rậm để tránh bị rắn cắn; nếu phải đi qua thì dùng gậy khua vào bụi rậm phía trước, đợi một lúc rồi mới đi qua.

- Dùng đèn pin hoặc đèn chiếu sáng nếu đi vào ban đêm để phòng rắn cắn.

- Nếu gia đình nuôi chó, mèo phải được tiêm chủng; không được để trẻ nhỏ ở nhà một mình với các vật nuôi trong nhà,… Không thả chó bừa bãi, khi cho chó ra đường phải có rọ mõm.

- Các gia đình phải phát quang bụi rậm xung quanh nhà.

5.  Phòng tránh ngộ độc thức ăn:

- Rèn cho trẻ phải ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi, không uống đồ uống không rõ nguông gốc, hết hạn sử dụng; ăn uống phải hợp vệ sinh.

- Không ăn quà, không ăn thức ăn chưa biết rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng….

          II. Phòng tránh đuối nước.

1. Không cho  trẻ tắm, bơi ngoài sông, hồ, bơi ở những nơi có nước sâu, chảy siết, xoáy. Không được phép bơi khi chưa xin phép bố mẹ, khi không có người lớn biết bơi và cứu đuối đi kèm.

2. Các em nhỏ không nên chơi đùa gần ao, hồ, những nơi tiềm ẩn rủi ro đuối nước.

3. Tuyệt đối tuân theo các bảng chỉ dẫn cảnh báo nguy hiểm tại các sông suối, ao hồ. Đề phòng tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra cho bản thân và những người thân trong gia đình, nhất là trẻ em..

         4. Các gia đình nên tạo điều kiện cho con em mình luyện tập kỹ năng bơi lội ở những cơ sở dạy bơi có sự hướng dẫn của thầy dạy bơi, giúp các em có kỹ năng phòng, chống đuối nước. Quản lý chặt chẽ học sinh trong thời gian nghỉ hè, thời điểm bão lũ, thiên tai…

5. Tuyên truyền, hướng dẫn học sinh kỹ năng cứu đuối an toàn trong các tình huống để cứu giúp người gặp nguy hiểm và đảm bảo an toàn cho bản thân.

Trên đây là một số kiến thức về phòng chống TNTT, phòng chống đuối nước. Kính mong Quý CMHS quan tâm, phối hợp với nhà trường để giúp các em có thể tự bảo vệ mình, giúp đỡ bạn bè phòng tránh TNTT góp phần tạo nên môi trường sống lành mạnh, an toàn./.

Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3
Hôm qua : 7
Tháng 05 : 109
Năm 2024 : 2.221